Chia sẻ cách lấy hơi khi hát và một các lưu ý quan trọng

Cách lấy hơi khi hát như thế nào là chuẩn nhất? Thông tin này được rất nhiều người quan tâm đến và cùng nhau chia sẻ ở trên các diễn đàn âm nhạc. Bài viết dưới đây chúng tôi cũng đã tổng hợp những thông tin liên quan đến vấn đề trên, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu lợi ích của việc lấy hơi

Lấy hơi không chỉ giúp cho tiếng hát được đầy đặn, khỏe khoắn mà còn giúp cho bài hát đó được khởi sắc hơn. Bên cạnh đó, lấy hơi khi hát cũng góp phần biểu đạt được cảm xúc, tâm tư tình cảm của người hát đến với khán giả. Nhiều rất thường rất tự tin về hơi của mình ngắn nên thường giọng hát rất yếu. Một phần là do bẩm sinh còn một phần là do bạn chưa biết được cách lấy hơi như thế nào cho đúng.

Tìm hiểu về nguyên tắc khi hát

Trong câu nói, muốn bảo đảm ý nghĩa, các bạn chỉ ngắt sau một cụm từ, hoặc sẽ dừng lại sau một câu đầy đủ ý nghĩa. Còn trong bài hát cũng vậy, tuy nhiên cũng có một số các trường hợp ngoại lệ, buộc bạn phải ngắt câu nhiều hơn là câu văn cho phép. Hoặc buộc bạn phải hát luôn, không ngừng sau mỗi cụm từ, như ở trong câu nói có thể cho phép.

cach-lay-hoi-khi-hat
Tìm hiểu về nguyên tắc khi hát

Đối với các trường hợp đó, cách lấy hơi khi hát đối với những người mới là bạn nên theo một số các nguyên tắc như sau:

  • Cần phải lấy hơi trước mỗi câu hát nhằm âm phát ra được đều, nhất là ở chỗ bài hát có ghi dấu lặng thì bạn nên lấy hơi cao hơn một chút.
  • Còn đối với các câu hát dài thì hãy ngắt đúng lúc để lấy hơi bổ sung.
  • Cách giữ hơi khi hát đó là không nên lấy hơi nhiều lần.

Chia sẻ cho mọi người được biết về cách lấy hơi chuẩn nhất

Chuyên trang www.eyelashgrowers.com cũng đã nghiên cứu ở nhiều thông tin khác nhau và có bật mí cho mọi người được biết đến những cách lấy hơi chuẩn nhất gồm có 4 cách cụ thể như sau:

cach-lay-hoi-khi-hat-1
Chia sẻ cho mọi người được biết về cách lấy hơi chuẩn nhất

1. Cách lấy hơi lớn

Đây là cách lấy hơi một cách thong dong, không vội vàng, thường thức hiện ở chỗ có dấu lặng tương ứng với một phát ở trong nhịp độ vừa (giống như dấu chấm ở trong bài văn).

2. Cách lấy hơi nhỏ

Đây được biết đến là cách lấy hơi ngắn hơn, dưới một phachs cho đến ¼ phách, thường sẽ gặp ở cuối tiết nhạc (chi nhạc), (giống như là dấu phẩy ở trong bài văn).

3. Cách lấy hơi trộm 

Cách lấy hơi khi hát là lấy hơi thật nhanh, nhẹ nhàng như là không lấy hơi vậy (không để cho người khác nhận ra). Thông thường ở trong câu nhạc dài, cần phải lấy hơi bổ sung mà vẫn bảo toàn được ý nghĩa của lời ca, hoặc là trong chỗ ngắt câu phù hợp với ý nghĩa lời ca. Ký hiệu bằng dấu phải (‘), trong thanh nhạc sẽ sử dụng (v).

4. Cướp hơi 

Nghĩa là lấy hơi thật nhanh và thật mạnh mẽ, thông thường xảy ra ở các đoạn nhạc sôi nổi, hùng tráng hoặc là khi chuẩn bị cho cao trào của bài hát. Đây được nhận định là kỹ xảo cao ở trong nghệ thuật ca hát được rất nhiều ca sĩ áp dụng mỗi khi lên sân khấu.

Còn ở trong hợp ca, đây chính là cách có hơi dài hoặc những chỗ ngân dài không được để đứt hơi, những ca viên cần phải nối hơi bằng cách thay nhau, kẻ trước người sau lấy hơi trộm: Khi tiếp tục lại, thì phải vào bè nhẹ nhàng cũng như lúc mình hết hơi.

Tổng hợp các phương pháp hít thở trong ca hát

Ở trong sinh hoạt bình thường, con người sẽ thở một cách tự nhiên với sự tham gia của lồng ngực và hoành cách mô. Ở trong ca hát, chúng ta cũng thở nhưng với sự tham gia chủ động, tích cực hơn của từng cơ năng đó. Nhưng trong quá trình phát triển kỹ thuật hơi thở, người ta đúc kết lại một số kiểu thở, tùy theo cách bạn nhấn mạnh đến sự tham gia của ngực hay là của hoành cách mô hoặc là cả ngực cả hoành cách mô.

  • Kiểu thở ngực: có phần ngực trên hoạt động tích cực, nên hơi vào ít, có thể sử dụng để hát các bài hát nhẹ nhàng, không có cao trào, câu nhạc ngắn.
  • Kiểu thở bụng: là chỉ có phần bụng phình ra do hoành cách mô hạ xuống, từng cơ bụng dưới hoạt động tích cực hỗ trợ cho hoành cách mô.
  • Kiểu thở bụng kết hợp với phần ngực: hoành cách mô hạ xuống (sẽ làm cho phần bụng phình ra), từng xương sườn cụt giương lên, ngực dưới sẽ căng ra, trong khi ngực trên trương lên. Từng hoạt động này kế tiếp nhau rất nhanh theo đúng thứ tự: Hoành cách mô (bụng trên) + xương sườn cụt + ngực dưới + ngực trên. Nói cho gọn lại, gồm hai động tác : phình bụng (do hoành cách mô hạ xuống và sườn giương lên) và trương lồng ngực (ngực dưới căng ra, giữ nguyên độ căng và chuyển lên ngực trên). Lấy hơi theo đúng thứ tự đó thì hơi vào sâu trong đáy phổi, vừa lan tỏa ra đều khắp 2 bên trái và phải, lượng hơi vào được tối đa. Đây được xem là kiểu thở phổ biến nhất mà các ca sĩ nhạc kịch thường sử dụng.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin được các chuyên gia âm nhạc chia sẻ về cách lấy hơi khi hát ở trên đã giúp cho mọi người bỏ túi được một số típ hát hay. Theo đó, các bạn hãy thường xuyên vào chuyên trang thông tin điện tử này để update thêm những kiến thức hữu ích khác nữa nhé!